Nhắc đến Hà Nội là nghĩ ngay đến ẩm thực ngon quên lối về hay không khí tấp nập của 36 phố phường. Nhưng chắc chắn không thể không kể đến các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội – linh hồn của mảnh đất thủ đô. Lượn 1 vòng khám phá các địa điểm này trong bài viết dưới đây các bạn nhé!
Hà Nội có gì hấp dẫn? Đến Hà Nội thời điểm nào lý tưởng nhất?
Cùng với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, Hà Nội trong mắt nhiều người mang đậm nét xưa cũ của phố cổ với di tích của các triều đại phong kiến. Ngoài vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, Hà Nội có gì hấp dẫn? Đó là một Hà Nội với phong cách riêng thực sự cuốn hút, sự kết hợp giữa văn hóa bản sắc và nét trẻ trung, năng động không nơi nào có được.
Thời tiết Hà Nội có 4 mùa đặc trưng, đến Hà Nội thời điểm nào lý tưởng nhất? Hà Nội quanh năm ngập tràn sắc hoa, hoa đào tháng Giêng, hoa ban tháng 2, hoa sưa tháng 3, hoa sen mùa hè,… Ghé thành phố những mùa hoa chắc chắn sẽ khiến bạn phải xao xuyến đó.
Có lẽ thời gian tuyệt vời nhất cho 1 chuyến khám phá Hà Nội là vào mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10. Thời điểm này, thành phố trời tạnh ráo, nắng nhẹ, không khí rất dễ chịu. Nếu muốn trải nghiệm thủ đô những ngày lạnh của mùa đông, bạn có thể đến vào tháng 11, 12. Thật thú vị khi được ngắm nhìn Hà Nội và thưởng thức những món ngon khó cưỡng vào khoảng thời gian này.
Top các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội nhất định phải đến 1 lần trong đời
Tháp Rùa – Hồ Gươm
Bất cứ ai tham quan các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội việc đầu tiên chắc chắn sẽ là đến Tháp Rùa – Hồ Gươm. Được xây dựng vào thời Pháp thuộc, Tháp Rùa mang hơi thở kiến trúc châu Âu với 3 tầng nhỏ dần lên đến đỉnh. Đỉnh tháp như 1 chiếc vọng lâu, trên ô cửa tròn khắc chữ Quy Sơn Tháp nghĩa là Tháp Núi Rùa.
Giữa mặt nước Hồ Gươm xanh lục Tháp Rùa hiện lên sừng sững mà linh thiêng. Hơn một nghìn năm trôi qua, Tháp Rùa cổ kính trở thành niềm tự hào của người dân Hà thành nhuốm màu thời gian. Ghé Hồ Gươm, ngắm Tháp Rùa và lưu lại những tấm hình thật đẹp ở nơi đây bạn nhé.
Đền Ngọc Sơn
Tuyệt tác kiến trúc giữa lòng thủ đô đền Ngọc Sơn được xây theo lối kiến hình chữ Tam. Du khách gần xa đến đền vừa có thể ngắm cảnh vừa thắp hương tưởng nhớ các đức thánh nhân. Cùng với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba tạo thành tổng thể kiến trúc mang biểu tượng văn hóa -lịch sử Hà Nội.
Tháp Bút có hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có dòng chữ ‘Tả Thanh Thiên’ nghĩa là viết lên trời xanh. Từ tháp Bút sẽ thấy đài Nghiên, bên trên đặt nghiên mực hình hình nửa quả đào bổ đôi bằng đá, ở dưới là ba con ếch đội đài nghiên. Tới đền Ngọc Sơn bạn sẽ phải đi qua cầu Thê Húc. Cây cầu màu đỏ nổi bật vắt ngang qua làn nước xanh tạo nên khung cảnh rất đỗi hữu tình…
Nhà thờ Lớn Hà Nội
Nhà thờ Lớn Hà Nội thiết kế theo phong cách kiến trúc trung cổ châu Âu giống nhà thờ Đức Bà Paris Pháp. Nhà thờ làm từ đất nung và giấy bổi chiều cao 65m, rộng 21m, có 2 tháp chuông cao 31,5m, 4 trụ đá cao to đặt ở 4 góc. Đỉnh nhà thờ là cây thánh giá bằng đá liên kết với hệ thống 5 quả chuông treo trên 2 tháp, bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh.
Từ bên ngoài nhìn vào, nhà thờ Lớn Hà Nội có mái vòm uốn cong hướng lên bầu trời với nhiều cửa sổ. Đến nhà thờ bạn sẽ được tham gia các buổi lễ trang nghiêm của người Công giáo. Đặc biệt, nếu đến nơi đây vào dịp Giáng sinh, du khách tận mắt chứng kiến khung cảnh nhà thờ khoác lên bộ cánh lung linh sắc màu. Chắc chắn không khí đón Giáng sinh tại nhà thờ sẽ là kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến đi Hà Nội của bạn.
Nhà hát Lớn Hà Nội
Tọa lạc tại vị trí trung tâm phố Tràng Tiền, nhà hát Lớn là điểm đến ‘ăn khách’ trong số các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội. Nhà hát đẹp nhất Đông Nam Á này được mô phỏng theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris. Kết cấu nhà hát Lớn là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ cổ điển mà hiện đại chia làm 3 khu vực: sảnh chính, phòng gương, khán phòng. Mải mê thưởng thức vẻ đẹp Châu Âu giữa lòng Châu Á của nhà hát lớn Hà Nội đừng quên đi dạo nếm thử kem tràng tiền xưa nhé.
Hoàng Thành Thăng Long
Với tổng diện tích lên đến 18.000 ha, Hoàng Thành Thăng Long là công trình lịch sử không thể bỏ qua khi đến Hà Nội. Hoàng Thành thu hút bởi tổng thể các di tích lịch sử cổ kính. Khu Khảo cổ 18 Hoàng Diệu ở phía Đông là nơi lưu giữ dấu tích của thành Đại La, vết tích của cung điện đời Lý – Trần, đông cung nhà Lê như nền nhà, các trụ móng kiên cố, bức phù điêu, giếng cổ, tượng rồng/phụng,…
Cột cờ Hà Nội – điểm check-in ở Hoàng Thành Thăng Long còn nguyên hình dạng tường gạch đã ngả màu rêu phong. Đây là công trình kiên cố cao nhất Hà Nội xây dựng dưới thời vua GIa Long triều Nguyễn. Trên đỉnh là lá cờ Tổ quốc tung bay tượng trưng cho tình thần bất khuất của dân tộc ta. Đoan Môn là cổng chính dẫn vào Hoàng Thành thiết kế theo kiểu cổng thành cổ xưa. Nhìn từ bên ngoài, bạn có cảm tưởng được quay về với cuộc sống những thế kỷ trước vừa đơn sơ vừa cổ kính.
Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là điện Kính Thiên. Đây là nơi diễn ra các buổi thiết triều và tế lễ lớn của triều đình. Sau điện Kính Thiên là Hậu Lâu, nơi ở của hoàng hậu và các công chúa. Bước vào bên trong là không gian quý phái, tiện nghi với nội thất chủ yếu bằng gỗ được chạm khắc tinh vi và tỉ mỉ.
Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác
Gây ấn tượng bởi quy mô rộng lớn, quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại nhất của đất nước. Ngay sau lưng quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ thi hài của Bác. Kiến trúc của lăng rất bình dị bằng đá nhưng rất đỗi thiêng liêng. Đối với người dân Việt Nam, cứ đến Hà Nội việc đầu tiên là vào viếng Lăng Bác thể hiện niềm tôn kính với vị Chủ tịch vĩ đại của dân tộc.
Phía nam quảng trường là bảo tàng Hồ Chí Minh, khu trưng bày các hiện vật, hình ảnh, tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Ngay cạnh quảng tường còn có Phủ Chủ tịch và khu nhà sàn, ao cá Bác Hồ. Đây là 2 địa điểm Bác từng sống là làm việc trên cương vị Chủ tịch nước.
Hồ Tây
Khám phá các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội bạn sẽ thấy 1 Hồ Tây quyến rũ giữa lòng thủ đô. Thật tuyệt nếu đạp xe dạo quanh hồ ngắm trọn khung cảnh thiên nhiên yên bình, thơ mộng của Hồ Tây. Bạn có thể tham gia các hoạt động thú vị ở công viên Hồ Tây hay trải nghiệm chèo SUP môn thể thao mới lạ trên hồ. Nếu bạn là tín đồ yêu thích cà phê hãy thưởng thức cà phê ven hồ với view ngắm cảnh cực chất bên hồ nước ngọt tự nhiên này nhé. Đặc biệt là đến check-in tại thung lũng hoa Hồ Tây cực hot…
Chùa Một Cột
Nhắc đến những công trình kiến trúc ấn tượng khó có công trình nào vượt qua Chùa Một Cột. Nét độc đáo có một không hai của chùa là tạo hình giống như đóa sen nở trên mặt nước. Mái chùa lợp ngói cổ với hoa văn tinh xảo.
Toàn bộ không gian chùa được đặt trên 1 trụ đá dưới hồ Linh Chiểu. Kiến trúc chùa là sự kết hợp hài hòa giữa triết lý âm dương, đất trời. Chùa được dựng hình vuông tượng trưng cho âm, trong khi đó cột đỡ hình tròn tượng trưng cho dương. Trong hồ thả hoa sẽ 4 mùa tỏa hương thơm ngát.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Hà Nội cũng là nơi ra đời trường đại học đầu tiên của nước ta Văn Miếu Quốc Tử Giám. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ, phía trước là hồ Văn Chương, cổng vào xây theo lối Tam Quan. Văn Miếu chia làm 5 khu có tường ngăn cách và cổng qua lại.
Không chỉ là di tích mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, nơi đây được rất nhiều sĩ tử, học trò tới cầu may mắn trong thi cử, học hành. Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, khen tặng học sinh ưu tú, điểm hẹn xin chữ trong ngày tết của người dân thủ đô.
Chùa Hương
Trong số các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội, chùa Hương được du khách tìm đến mỗi dịp Tết đến xuân về để cầu bình an. Kiến trúc chùa gồm có chùa Ngoài và chùa Trong. Điểm nhấn của chùa Ngoài nằm ở lối kiến trúc cổ xưa có tam quan cùng với tháp chuông 3 tầng mái. Khác với chùa Ngoài, chùa Trong có nguồn gốc từ hang động cổ tự nhiên.
Cùng với nét đẹp tâm linh, chùa Hương hút khách bởi cảnh vật nên thơ hữu tình của dòng suối Yến trong vắt. Ngồi trên thuyền độc mộc trôi trên suối Yến là một trải nghiệm khác nhau theo mùa. Chiêm ngưỡng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo mỗi khi hè về, chút tím mộng mơ của hoa súng mỗi dịp cuối thu hay sắc trắng tinh khôi của hoa ban, hoa mận mỗi độ xuân về…
Cầu Long Biên
Nơi lưu giữ ký ức Hà Nội gọi tên Cầu Long Biên. Đây là cây cầu thép mang đậm màu sắc thời gian lịch sử, nhìn từ xa cây cầu như dải lụa mềm vắt ngang sông. Từ cầu Long Biên, bạn có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh sông Hồng thơ mộng hay toàn cảnh thủ đô lúc bình minh và hoàng hôn.
Cạnh cầu là bãi đá sông Hồng rộng lớn, điểm quen thuộc được giới trẻ Hà thành lui tới chụp ảnh, tận hưởng không khí trong lành. Đêm đến, cầu Long Biên trở thành điểm lý tưởng cho những cặp đôi hẹn hò trên cầu, gắn ổ khóa tình yêu vào thành cầu…
Thành Cổ Loa
Cách trung tâm thành phố chỉ 24km là di tích thành Cổ Loa. Trong số những tòa thành cổ của nước ta, thành Cổ Loa thuộc loại cấu trúc độc đáo nhất. Được xây dựng theo kiểu vòng ốc bao gồm Thành Nội chu vi 1600m, thành Ngoại chu vi 15km, hình dáng khúc khuỷu, cùng những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc,tượng Cao Lỗ, am Mỵ Châu,…
Vườn quốc gia Ba Vì
So với các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội, Vườn Quốc gia Ba Vì lại thu hút du khách với cảnh quan núi rừng ngút ngàn. Bước chân vào Vườn Quốc gia Ba Vì, bạn sẽ được khám phá khu rừng thiên nhiên huyền ảo chìm đắm trong làn sương mờ ảo. Giữa tán rừng già cổ thụ là nhà thờ Đổ huyền bí check-in cực ảo.
Bạn còn có cơ hội tham quan nhà kính xương rồng với hơn 1200 loài xương rồng khác nhau. Đến đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua, tháp Báo Thiên, đền Thượng cảm nhận vẻ đẹp cổ kính. Lên cao khoảng 3-4km để ngắm hoa dã quỳ Ba Vì bung nở như tấm thảm vàng không thua gì Đà Lạt…
Ô Quan Chưởng
Đây là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa. Ô Quan Chưởng thiết kế theo lối kiến trúc đặc trưng của nhà Nguyễn cổng cao 3m, vọng lâu kiểu mái uốn cong đặt trên tầng 2 có lan can bao quanh.
Trên tường phía trái cửa chính có một tấm bia đá ghi lệnh cấm người canh gác cửa ô không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại do Tổng đốc Hoàng Diệu đặt năm 1881. Nguyên liệu xây dựng lên Ô Quan Chưởng chủ yếu là gạch vồ và đá có kích thước lớn, giống với loại gạch xây tường ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Phố cổ
Người ta nói rằng về Hà Nội mà không qua phố cổ thì thật đáng tiếc. Bởi lẽ phố cổ là nơi lưu giữ linh hồn thủ đô với những gì hoài cổ nhất. Nhắc tới phố cổ là nhắc đến Hà Nội 36 phố phường, mỗi phố bán 1 mặt hàng khác nhau: Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Thùng, Hàng Quạt…
Đi qua phố cổ, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà rêu phong tái hiện không gian sinh sống của người Hà Nội xưa. Ngoài những con phố yên tĩnh là hình ảnh Hà Nội nhộn nhịp với hình ảnh của con phố Tây – phố Tạ Hiện hay những buổi chợ đêm… tạo nên mảnh ghép hoàn chỉnh của mảnh đất văn hiến này.
Làng cổ Đường Lâm
Đến làng cổ Đường Lâm bạn được khám phá vẻ đẹp làng quê rất đỗi thân thuộc.’Cổ trấn bị lãng quên’ này là nơi lưu giữ văn hóa của làng quê Bắc Bộ. Đây cũng là làng cổ đầu tiên ở nước ta được trao tặng Di tích văn hóa quốc gia.
Các ngôi nhà cổ trong làng được làm từ đá ong, gỗ xoan, tre… với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian. Đền thờ được lập ở nhiều nơi, ngôi đền có quy mô nhất là đền thờ Phùng Hưng và lăng Ngô Quyền. Bạn có thể đến ngôi làng vào mùa lễ hội hoặc mùa lúa chín để trở về với không khí hiếm có của làng quê Việt Nam xưa: cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình…
Núi Trầm
Được mệnh danh là cao nguyên đá Hà Giang phiên bản thu nhỏ, núi Trầm là tọa độ lý tưởng để bạn ‘đổi gió’ thay vì đến các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội. Sở hữu nét quyến rũ, hoang sơ đến ngỡ ngàng, núi Trầm gây ấn tượng trong mắt du khách với những con đường mòn mềm mại uốn cong trải dọc sườn núi. Dưới chân là thảm cỏ nhung mềm mượt.
Cắm trại ở núi Trầm bốn bề sương mù lãng đãng đẹp xiêu lòng. Ngắm nhìn cảnh vật trong ánh chiều tà huyền ảo, thơ mộng khi bình minh ló rạng đảm bảo sẽ đem tới 1 trải nghiệm khó quên đó. Sát sát núi Trầm bạn có thể ghé chùa Trầm linh thiêng hay động Long tiên độc đáo nhé.
Chuẩn bị gì khi tham quan các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội?
Chuyến phiêu lưu Hà Nội sẽ hoàn hảo hơn bao giờ hết nếu bạn trang bị một hành trang đầy đủ. Chuẩn bị gì khi tham quan các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội? Bạn hãy mang theo 1 tấm bản đồ để có thể chinh phục miền đất thủ đô bởi đường xá Hà Nội khá phức tạp với nhiều ngõ ngách, giao thông thông đông đúc.
Đến Hà Nội vào thời điểm nào cũng nên mang theo mũ, nón vừa làm phụ kiện check-in vừa để tránh mưa nắng. Các khách sạn của thành phố có số lượng phòng giới hạn, bạn cần đặt trước phòng nếu vào mùa cao điểm, đặc biệt là các địa điểm hot. Trước khi mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ hỏi giá trước để tránh bị thổi giá.
Hà Nội mùa nào cũng đẹp. Các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội là cánh cổng đưa bạn đến gần hơn với văn hóa và con người thủ đô. Hãy đến đô Hà Nội để chiêm ngưỡng và cảm nhận sự khác biệt của vùng đất này bạn nhé.